NĐ08 về Trái Phiếu BDS Và Tác Dụng

07/03/2023

NĐ08 về Trái Phiếu BDS Và Tác Dụng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 ( NĐ08 ) sửa đổi bổ sung Nghị định 65 về  trái phiếu. Cùng nhìn qua các cập nhật mới và tác dụng của văn bản này. Đầu tiên, điểm sẽ ảnh hưởng đến quả bom nợ trái phiếu doanh nghiệp đang bùng nổ.

Xem thêm công văn Nghị định 08/2023 ( NĐ08 ) TẠI ĐÂY

Nghị Định 65/2022

1. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở  hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Thay Đổi Trong Nghị Định 08/2023

Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.
b) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.
c) Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật

ĐÁNH GIÁ :

1. Tạo hành lang pháp lý cho các nhà phát hành (bond issuers) kéo dài kỳ hạn của trái phiếu so với kỳ hạn gốc, tháo gỡ áp lực thanh khoản cho quản boom TPDN đến hạn năm 2023 giãn ra đến năm 2025.
2. Tạo hành lang pháp lý cho các nhà phát hành (bond issuers) thương lượng với người mua trái phiếu sử dụng các hình thức thanh toán lãi/gốc bằng các tài sản khác ngoài tiền, giúp tháo gỡ áp lực thanh khoản của nhà phát hành, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường BĐS mất thanh khoản hiệnnay.
3. Vẫn đảm bảo quyền lợi của người mua (bondholder) trong trường hợp họ không chấp nhận đề nghị kéo dài thời hạn trái phiếu.

Nghị Định 65/2022

Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.

Thay Đổi Trong Nghị Định 08/2023

Việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
– Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.
– Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận

ĐÁNH GIÁ :

1. Tuy nhiên, rủi ro đối với người mua trái phiếu không giảm bớt và rủi ro này bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào bargaining power của người mua vs.nhà phát hành để xác định chất lượng tài sản gán nghĩa vụ trả nợ thế nào. Khi đó còn nhiều câu hỏi cần GIẢI QUYẾT:
a/ Pháp lý của tài sản như thế nào

b/ Tỷ lệ chuyển đổi sẽ ra sao
c/  Tiến độ thực hiện như thế nào

d/ Ai sẽ giám sát và kiểm tra để đảm bảo nghĩa vụ nhà phát hành với bond holders.
2. Với nhà phát hành không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng phát hành gốc, trong trường hợp Bank đang nắm TPDN hoặc được bank câp tin dụng, thì sẽ ở nhóm nợ nào? Trích lập dự phòng ra sao?
Đây cũng là 1 câu hỏi lớn cho ngành ngân hàng khi NĐ 08/2023 có hiệu lực.

ĐIỂM SÁNG KỲ VỌNG TÁI KHỞI ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TPDN SƠ CẤP

Thay đổi hoãn áp dụng – ngưng hiệu lực đến 31/12/2023 với các điều khoản sau trong ND65

– Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cá nhân chặt chẽ hơn (NAV > 2 tỷ; Bình quân trong vòng 180 ngày, hiệu lực trong 3 tháng)

-Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06
tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên

– Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này.

– Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.

– Kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP

ĐÁNH GIÁ

1. Hoãn việc áp dụng quy tắc khắt khe hơn với người mua
2. Cho thêm thời gian để các nhà môi giới, nhà tư vấn, tổ chức phát hành, cơ quan chức năng hoàn thiện quy trình xác định NĐT cá nhân chuyên nghiệp.
3. Cho phép cá nhân tham gia hỗ trợ cơ cấu thị trường TPDN năm 2023.
4. Giảm các rào cản cho việc phát hành TPDN mới, kích hoạt lại thị trường TPDN sơ cấp trong giai đoạn rối ren hiện nay , từ đó các công ty tốt có thể phát hành trái phiếu mới tài trợ cho SXKD, đầu tư phát triển. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn đinh vĩ mô

TỔNG KẾT : NHƯ VẬY CƠ CHẾ ĐÃ CÓ, THÔNG ĐIỆP HỖ TRỢ RÕ RÀNG, GIÚP THỊ TRƯỜNG KỲ VỌNG ĐỢT HẠ CÁNH MỀN CHO TPDN, BĐS VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2023 DÙ CÒN NHIỀU CÂU HỎI CẦN GIẢI QUYẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI.